- Về số lượng năm 2006 thực hiện 33 đề tài, năm 2007 là 42, và năm 2008 có trên 60 đề tài khoa học trong đó 26 đề tài đã được nghiệm thu và các đề tài còn lại đang thực hiện tiến độ.- Các thành phần tham gia cũng rất đồng đều. Không chỉ các bác sĩ, dược sĩ đại học mà cả các điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên và các nhân viên sơ học khác cũng tham gia đông đảo. Trong năm 2008 có 9 đề tài của hệ thống điều dưỡng. Đây là một tín hiệu đáng mừng vì từ trước đến nay lĩnh vực này vẫn còn rất khiêm tốn.- Nội dung mà các đề tài đề cập cũng rải đều khắp các chuyên khoa. Từ các chuyên khoa lớn như hồi sức cấp cứu, nhi, sản phụ khoa, ngoại… cho đến các chuyên khoa lẻ mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt và các khoa mới như vật lý trị liệu, chống nhiễm khuẩn… cũng góp mặt làm cho nội dung nghiên cứu thêm phong phú và sinh động.- Năm 2008 bệnh viện tham gia một đề tài cấp Nhà nước, 2 đề tài cấp bộ còn lại là cấp cơ sở. Đây là một sự cố gắng lớn của các cán bộ công chức lao động bệnh viện vì NCKH không những đòi hỏi sự sáng tạo, bền bỉ mà còn phải kiên trì, chịu khó đầu tư công sức, trí tuệ và cả vấn đề về thời gian nữa thì mới hoàn thành theo đúng kế hoạch và có được những kết quả như mong muốn.- Để công tác NCKH trở thành một công việc thường qui, hàng năm Ban giám đốc bệnh viện đã chỉ đạo cho Phòng kế hoạch và Hội đồng khoa học kỹ thuật bệnh viện lên kế hoạch chi tiết về vấn đề này. Cụ thể vào tháng 2 hàng năm các khoa phòng sẽ trình đề cương lên hội đồng KHKT. Đây là một bước quan trọng, từ việc chọn đề tài đến phương pháp nghiên cứu, từ mục đích nghiên cứu, kích thước cỡ mẫu đến vấn đề thu thập số liệu… Sau khi nhận được sự phê duyệt của hội đồng, các chủ đề tài sẽ chủ động thực hiện theo kế hoạch và đến cuối năm (khoảng tháng 11) sẽ hoàn thành báo cáo nghiệm thu hoặc báo cáo tiến độ thực hiện. Mỗi năm bệnh viện tổ chức Hội nghị khoa học kỹ thuật một lần để công bố các đề tài hay, các sáng kiến cải tiến kỹ thuật có hiệu quả và biên tập Kỷ yếu công trình NCKH của bệnh viện.- Từ những bước ban đầu như thế đội ngũ trí thức trẻ của bệnh viện đã trưởng thành, có kinh nghiệm trong lĩnh vực NCKH. Các chủ đề tài đã tự tin trình bày các công trình của mình với các đồng nghiệp ở tại bệnh viện, ở tỉnh ta, ở trong nước và các đồng nghiệp trên thế giới. Năm qua bệnh viện đã tham gia 13 báo cáo toàn quốc và ở các bệnh viện khác thuộc nhiều chuyên khoa khác như gây mê hồi sức, sơ sinh, nội soi, chấn thương chỉnh hình, hồi sức chống độc… đã được bạn bè đồng nghiệp đánh giá rất cao.- Vấn đề ứng dụng thực tiễn của các đề tài cũng đáng khích lệ. Hầu hết các đề tài đều dựa vào thực tế lâm sàng phong phú của bệnh viện nên các vấn đề mà đề tài đề cập đều đã được thực tế kiểm chứng và áp dụng ngay vào công tác chăm sóc và điều trị bệnh. Chẳng hạn như các đề tài và ứng dụng trong cấp cứu nhi sơ sinh (khoa Nhi), nội soi mật tụy ngược dòng (khoa Nội soi), hay sáng kiến cải tiến chụp răng toàn cảnh (khoa Chẩn đóan hình ảnh)… đã làm giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh, giảm thời gian nằm viện và giảm chi phí cho người bệnh rất nhiều lần.Tuy nhiên công tác NCKH vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm. Đó là: Các đề tài đa số còn nghiên cứu lẻ tẻ, chưa có hệ thống. Khả năng lập luận và trình bày đề tài của các tác giả đã được nâng lên một bước nhưng vẫn còn chưa ngang tầm với yêu cầu của một nền khoa học tiên tiến. Vấn đề ngoại ngữ vẫn còn là một rào cản lớn khi muốn gửi đề tài tham dự các hội thảo quốc tế… Riêng việc hỗ trợ kinh phí để làm đề tài vẫn còn rất khiêm tốn nên cũng làm hạn chế phần nào khả năng chọn lựa các vấn đề cần phải đầu tư chi phí lớn.Với đà phát triển của xã hội và trước yêu cầu của thực tiễn trong công tác khám chữa bệnh hy vọng rồi đây công tác NCKH của bệnh viện đa khoa Kiên Giang sẽ đạt thêm những thành tựu mới.
Thu Hương