Skip Navigation LinksChiTiet

Lĩnh vực Y tế Dự phòng

Xem với cỡ chữAA

Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống sốt rét 25/4/2024: DUY TRÌ BỀN VỮNG KẾT QUẢ LOẠI TRỪ BỆNH SỐT RÉT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

(23/04/2024 10:15:00 SA)

Ngày 21/12/2023 vừa qua, Kiên Giang là một trong 4 tỉnh được Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương công nhận đạt Tiêu chí loại trừ bệnh Sốt rét trên quy mô toàn tỉnh. Đây là sự kiện hết sức có ý nghĩa đối với ngành Y tế Kiên Giang.

Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thế Vinh, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (ảnh) cho biết: Cuối năm 2023, Kiên Giang cùng với các tỉnh Quảng Ngãi, Đồng Nai, Tây Ninh được Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương công nhận đạt Tiêu chí loại trừ sốt rét ở quy mô toàn tỉnh. Để đạt được kết quả ấy, tiêu chí bắt buộc là tỉnh phải có 3 năm liên tục (tính đến thời điểm đề nghị xét công nhận) không có ký sinh trùng sốt rét nội địa trên địa bàn. Đối với tỉnh ta, báo cáo chương trình trong 3 năm liên tục 2020 – 2022 và 10 tháng đầu năm 2023 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, 15 trung tâm Y tế huyện/ thành phố và 144 trạm Y tế xã/ phường/ thị trấn đều cho thấy không ghi nhận ca mắc bệnh sốt rét, nghĩa là toàn tỉnh đều đạt tiêu chí này. Cả Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, 15 trung tâm Y tế huyện/ thành phố và 144 trạm Y tế xã/ phường/ thị trấn đều có đầy đủ các điều kiện đảm bảo theo hướng dẫn. Cụ thể là: Có kế hoạch và báo cáo phòng chống, loại trừ sốt rét trên địa bàn năm 2020, 2021, 2022. Có quyết định hoặc bảng phân công cán bộ chuyên trách về phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét 3 năm 2020, 2021, 2022. Trong 03 năm 2020, 2021, 2022 các huyện/ thành phố, xã/ phường/ thị trấn không ghi nhận ký sinh trùng sốt rét ngoại lai. Báo cáo đơn vị có khả năng xét nghiệm xác định trường hợp mắc bệnh sốt rét, bao gồm: biên bản kiểm tra cụm kính của tuyến trên năm 2020, 2021, 2022; bằng tốt nghiệp cử nhân, kỹ thuật viên xét nghiệm, chứng nhận tập huấn, danh sách xét nghiệm. Có Quyết định giao kinh phí hằng năm cho đơn vị đảm bảo hoạt động loại trừ bệnh sốt rét theo kế hoạch (có Quyết định của UBND huyện/ thành phố về phân bổ kinh phí cho trung tâm Y tế huyện/ thành phố; bảng dự toán kinh phí của trung tâm Y tế huyện/ thành phố; quyết định phân bổ kinh phí hoặc thông báo, hoặc kế hoạch phân bổ kinh phí cho trạm Y tế xã/ phường/ thị trấn năm 2020, 2021, 2022). Có báo cáo thuốc, vật tư, hóa chất hằng năm (2020, 2021, 2022) đảm bảo phục vụ hoạt động loại trừ bệnh sốt rét theo kế hoạch. Có Quyết định công nhận loại trừ bệnh sốt rét cho các xã/ phường/ thị trấn của trung tâm Y tế cấp huyện. Có tờ trình của trạm Y tế xã/ phường/ thị trấn đề nghị trung tâm Y tế cấp huyện công nhận xã đạt loại trừ sốt rét và tờ trình của trung tâm Y tế cấp huyện trung tâm Y tế cấp huyện đề nghị Sở Y tế công nhận trung tâm Y tế huyện/ thành phố đạt loại trừ sốt rét. Trung tâm Y tế huyện/ thành phố kèm theo kế hoạch phòng chống và loại trừ sốt rét năm 2023, kế hoạch loại trừ sốt rét trên địa bàn huyện/ thành phố năm 2023.

Thực hiện Công văn của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương về việc phối hợp chỉ đạo các đơn vị thực hiện lập hồ sơ công nhận huyện, tỉnh loại trừ sốt rét và Kế hoạch của Sở Y tế về việc loại trừ bệnh sốt rét năm 2023 trên địa bàn toàn tỉnh, từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2023, các trạm Y tế xã/ phường/ thị trấn và các trung tâm Y tế huyện/ thành phố trong tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận loại trừ bệnh sốt rét năm 2023. Trong đó: các trạm Y tế xã/ phường/ thị trấn hoàn thiện hồ sơ và gửi về trung tâm Y tế huyện/ thành phố xét công nhận vào tháng 8 - 9 cùng năm; 15/15 Trung tâm Y tế huyện/ thành phố hoàn thiện hồ sơ và gửi về Sở Y tế xét công nhận vào tháng 10 - 11 cùng năm; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã tham mưu cho Sở Y tế hoàn thiện hồ sơ đề nghị để trình Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương công nhận đạt Tiêu chí loại trừ sốt rét ở quy mô toàn tỉnh vào tháng 11 cùng năm.

Ngoài kinh phí hoạt động thường xuyên, Chương trình phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét tại Kiên Giang còn được Dự án Sáng kiến khu vực ngăn chặn sốt rét kháng thuốc Artemisinin (gọi tắt là RAI) hỗ trợ về kinh phí. Ban quản lý Dự án RAI của tỉnh do Phó giám đốc Sở Y tế làm Trưởng ban, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh làm Phó trưởng ban. Cuối năm 2023 Dự án vừa tổng kết giai đoạn 1 và triển khai giai đoạn tiếp theo. Chính vì vậy, Chương trình đã triển khai các hoạt động phòng chống sốt rét tại địa phương theo đúng tiến độ, quy định của Sở Y tế và Trung ương.

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thế Vinh, với vai trò nòng cốt trong việc triển khai các hoạt động phòng chống kiểm soát, quản lý bệnh sốt rét tại địa phương, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh xác định rõ, đạt Tiêu chí loại trừ bệnh Sốt rét (quy mô toàn tỉnh) mới chỉ là bước đầu, nhiệm vụ tiếp theo của đơn vị là tham mưu cho Sở Y tế các giải pháp duy trì bền vững kết quả loại trừ bệnh sốt rét trên địa bàn. Trước mắt, về phòng bệnh, đsốt rét không quay trở lại, hoặc hạn chế tối đa sự xâm nhập ngoại lai, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh sẽ chỉ đạo các đơn vị, bộ phận liên quan tiếp tục đẩy mạnh hoạt động truyền thông phòng chống bệnh sốt rét; tăng cường công tác phòng chống kiểm soát vectơ; tức giám sát côn trùng (muỗi truyền bệnh), giám sát người đi về từ vùng dịch, đặc biệt là những người về từ châu Phi và từ các nước có dịch, chú trọng kiểm soát tình hình người qua lại biên giới, chỉ đạo khoa Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng phối hợp chặt chẽ với khoa Kiểm dịch Y tế quốc tế kịp thời phát hiện xử trí những ca xâm nhập ngoại lai để hạn chế lây lan trong cộng đồng; dự trù sẵn cơ số thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị và nhân lực sẵn sàng cho hoạt động phòng chống bệnh sốt rét. Về công tác điều trị, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cần thường xuyên cập nhật các phác đồ hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt rét mới nhất của Bộ Y tế, để kịp thời triển khai thực hiện và tập huấn cho tuyến dưới, đồng thời đảm bảo đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị sốt rét. Các tuyến huyện, xã cần duy trì công tác phòng chống để sốt rét không quay trở lại, tiếp tục phân công cán bộ phụ trách, vẫn phải tập huấn, giám sát lam kính và giám sát mật độ muỗi để kịp thời đưa ra các cảnh báo, và không quên kiểm soát đối tượng nguy cơ như bệnh nhân trở về từ vùng có dịch tễ sốt rét, đặc biệt chú ý là những bệnh nhân đi xuất khẩu lao động trở về từ vùng châu Phi là vùng sốt rét lưu hành rất lớn. Thường xuyên thực hiện truyền thông giáo dục sức khỏe cho người dân về cách phòng chống muỗi đốt như ngủ mùng có tẩm hóa chất, đặc biệt là vùng dịch tễ có sốt rét lưu hành hoặc những vùng có nguy cơ, có khu công nghiệp, có người nước ngoài xâm nhập nhiều và vùng giáp biên vùng có người nước ngoài đi qua lại biên giới, để hạn chế tối đa nhất là không có các bệnh nội địa hoặc ca bệnh xâm nhập ngoại lai, nếu có xâm nhập ngoại lai thì phải kịp thời kiểm soát điều trị và để khoanh vùng để tránh lây lan trong cộng đồng xung quanh./.


Tệp đính kèmCV về hưởng ứng ngày TG Pc SR 25-4-2024 (434 KSBT-TTGDSK).pdf

Bài, ảnh: Ngân Hương
EMC Đã kết nối EMC