Skip Navigation LinksTinChuyenMuc

Về Nghiên cứu khoa học và ứng dụng thành quả nghiên cứu

  • Sở Y tế: Hội thảo khoa học ngành Y tế năm 2024

    Đăng ngày: 2024-03-16

    Ngày 15/3, Sở Y tế tổ chức Hội thảo khoa học ngành Y tế năm 2024. Tham dự có: GS.TS Nguyễn Trung Kiên - Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược (ĐHYD) Cần Thơ Bác sĩ CKII Lại Văn Nông - Giám đốc Bệnh viện Trường ĐHYD Cần Thơ; đại diện y tế các lực lượng vũ trang của tỉnh; đại diện các bệnh viện đa khoa ngoài công lập trên địa bàn; cùng hơn 130 đại biểu các cơ sở, đơn vị thuộc ngành Y tế tỉnh… Thạc sĩ dược sĩ Đỗ Thiện Tùng - Phó Giám đốc Sở Y tế chủ trì Hội thảo:

  • BÁO CÁO CA LÂM SÀNG NỘI SOI THỰC QUẢN – DẠ DÀY LẤY DỊ VẬT

    Đăng ngày: 2023-08-01

    Thực quản là vị trí thường gặp nhất của dị vật đường tiêu hóa, dị vật thực quản thường làm cho bệnh nhân nuốt vướng, đau thắt, thủng thực quản, áp xe trung thất và gây tử vong. Đòi hỏi phải thực hiện nội soi cấp cứu gắp dị vật ra ngoài. Chúng tôi báo cáo một trường hợp bệnh nhân nuốt viên thuốc còn nguyên vỏ nhọn và được gắp ra ngoài bằng phương pháp nội soi tiêu thực quản ống mềm gắp dị vật. Quá trình thực hiện thủ thuật được tiến hành nhanh chóng và an toàn, bệnh nhân được xuất viện sau 5 ngày và không ghi nhận biến chứng nào xảy ra. Hình ảnh viên thuốc thực tế sau khi được lấy ra. Chăm sóc sau nội soi : Sau khoảng 1 giờ nội soi, bệnh nhân không còn cảm giác đau vướng vùng cổ. Bệnh nhân được cho nhập viện Khoa Nội Tổng hợp để điều trị hổ trợ. Hiện tại, tình trạng bệnh nhân tạm ổn, không còn cảm giác đau vướng vùng cổ, ăn uống được và được cho xuất viện.III. BÀN LUẬN:Dị vật thực quản là một cấp cứu thường gặp do rất nhiều nguyên nhân: Do tập quán ăn uống, ăn miếng thịt lẫn xương sẽ dễ gây hóc khi ăn vội vàng, ăn không nhai kỹ, vừa ăn vừa nói chuyện đặc biệt chú ý với người già mất răng, người có răng giả. Trẻ em có thói quen ngậm đồ chơi vào miệng, người lớn dùng miệng ngậm dụng cụ khi làm việc. Do thực quản co bóp bất thường: Có những khối u bất thường trong hoặc ngoài thực quản làm thực quản hẹp lại, thức ăn sẽ mắc lại ở đoạn hẹp, ví dụ như: u trung thất đè vào thực quản, ung thư hoặc do co thắt thực quản. Do các đoạn hẹp sinh lý của thực quản: Thực quản có 5 đoạn hẹp sinh lý, và đây chính là chỗ thức ăn hay mắc lại. Dị vật thường mắc lại nhiều nhất ở vùng cổ 74%, đoạn ngực là 22%, đoạn dưới ngực 4% [10].Triệu chứng của dị vật thực quản thường diễn biến theo giai đoạn:- Giai đoạn 1: triệu chứng cơ năng là chính, bệnh nhân thường có cảm giác đau vướng họng, hay đau tức sau xương ức.- Giai đoạn 2: giai đoạn viêm nhiễm thường 24-48h sau khi mắc dị vật, bệnh nhân sốt, khoảng 38-39oC, bạch cầu tăng, có bộ mặt nhiễm khuẩn. Nuốt rất đau, thường không ăn được mà chỉ uống nước. Nước bọt chảy ra nhiều, có khi lẫn mủ. Hơi thở có mùi hôi. Soi thực quản cho thấy dị vật bị nghẽn vùng dưới miệng thực quản, niêm mạc đỏ, phù nề, căng phồng, có nhiều mủ lẫn thức ăn chung quanh dị vật. Nếu dị vật đã nhiều ngày trong thực quản, niêm mạc chung quanh dị vật có thể sùi lên hoặc bị giả mạc che phủ. Có khi nhìn thấy được lỗ vỡ của áp xe rỉ mủ [1].- Giai đoạn biến chứng: nếu không được điều trị, dị vật sẽ làm thủng thực quản. Quá trình viêm lan rộng ra ngoài thực quản và gây ra viêm tấy xung quanh thực quản cổ. Bệnh nhân sốt cao, mạch nhanh, thở khó, nói khan liệt dây hồi quy và phù nề thanh quản, không ăn uống được, quay cổ khó khăn. Để tự nhiên, túi mủ có thể vỡ vào thực quản làm cho bệnh nhân nôn hoặc khạc ra mủ. Khả năng này dễ làm cho người bệnh bớt đau nhưng lại ít xảy ra. Trong đa số trường hợp, túi mủ đổ vào trung thất hoặc xâm nhập vào mô lỏng lẻo ở cổ gây ra biến chứng tử vong [4], [8].Chấn đoán xác định chủ yếu dựa vào lời khai của bệnh nhân nuốt phải dị vật, dựa vào triệu chứng nuốt đau, dựa vào x-quang nếu dị vật có cản quang và cuối cùng tiêu chuẩn vàng là dựa vào nội soi thực quản, đây vừa là phương pháp giúp chẩn đoán chính xác, cũng là phương pháp điều trị. Cần chẩn đoán phân biệt với hóc xương giả (chủ yếu gặp ở bệnh nhân loạn cảm họng), bệnh nhân có triệu chứng trào ngược dạ dày ngoài thực quản, bệnh lý ung thư thực quản, hạ họng, thanh quản giai đoạn đầu.Xử trí : Khi dị vật đã mắc thực quản, chúng ta phải lấy nó ra. Tuyệt đối không nên dùng những phương pháp thô bạo như: Móc họng cho nôn ra, dùng que (ống đu đủ) tọng di vật xuống dạ dày. Có hai phương pháp để lấy dị vật: nội soi thực quản và mở thực quản:- Nội soi thực quản vừa là phương pháp chẩn đoán, vừa là phương pháp điều trị : Nếu bệnh nhân còn khỏe mạnh, chúng ta có thể soi ngay, bằng không, chúng ta phải hồi sức, bù dịch và tiêm kháng sinh trong 12 giờ trước rồi hãy soi sau.- Mở thực quản : Chúng ta mở thực quản để lấy dị vật trong trường hợp không gắp dị vật ra bằng đường tự nhiên được hoặc trong trường hợp thực quản đã bị thủng và có viêm tấy. Chúng ta có thể mở thực quản cổ hoặc thực quản ngực tùy theo vị trí của dị vật.Sau khi mổ phải cho bệnh nhân ăn, bằng ống song dạ dày. Kháng sinh có tác dụng tốt sau khi đã lấy dị vật ra. Phải dùng phối hợp nhiều loại (Cephotaxim+ metronidarol) và dùng liều lượng cao [5] [9].Điều trị cho bệnh nhân : - Đối với bệnh nhân chưa có biến chứng: chống nhiễm trùng bằng kháng sinh liều cao và kết hợp, chống nhiễm độc bằng Corticoid , hồi sức tích cực và nâng cao thể trạng. Bồi phụ nước và điện giải, truyền đạm, sinh tố…Nếu cần thiết có thể cho ăn qua sonde dạ dày.- Đối với bệnh đã có biến chứng: Tùy từng biến chứng mà có hướng điều trị khác nhau ví dụ: Viêm tấy, áp xe tổ chức lỏng lẻo quanh thực quản cổ chọc dò, nếu có áp xe, mở cạnh cổ dẫn lưu mủ. Nếu Áp xe trung thất: Mở trung thất dẫn lưu mủ…Phòng bệnh: Dị vật đường tiêu hóa là một tai nạn mà chúng ta có thể đề phòng được - Nên ăn chậm, nhai kỹ và chỉ nuốt khi nào không thấy xương trong miệng. Nên cải tiến lại cách làm thức ăn: không ăn thịt gà, thịt vịt trừng mảnh nhỏ lẫn xương mà phải để nguyên miếng lớn hoặc gỡ thịt ra khỏi xương, không nên đạp nát vụn xương bò, xương lợn để nấu canh, nên kho nấu cá thật kỹ cho đến khi nhừ xương.- Đối với trẻ nhỏ, khi cho ăn thịt, ăn cá phải gỡ hết xương , tuyệt đối không cho trẻ em chơi hoặc để gần tay chúng những vật mà nó có thể nuốt được như đồng xu, huy hiệu, kim băng….- Khi bị hóc dị vật phải đến cơ sở y tế ngay [2] [4].IV. KẾT LUẬN Dị vật thực quản là bệnh lý hay gặp, gắp dị vật ra ngoài là yêu cầu bắt buộc và phương pháp lấy dị vật bằng nội soi thực quản dạ dày là phương pháp ưu việt vừa giúp chẩn đoán xác định, vừa là phương pháp điều trị. Nhanh chóng và an toàn cho người bệnh. Đây là kĩ thuật cần được triển khai rộng rãi hơn nhằm khai thác những ưu điểm vượt trội và điều trị tốt hơn cho người bệnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt Ngô Ngọc Liễn (2014), Bệnh học tai-mũi-họng, Nhà xuất bản y học Hà Nội, trang 114– 120. Ngô Ngọc Liễn (2016), Bệnh học tai-mũi-họng, Nhà xuất bản y học Hà Nội, trang 402– 412. Lê Văn Lợi (2001), Cấp cứu tai mũi họng, Nhà xuất bản y học Hà Nội, tr.429 – 438. Nhan trừng Sơn quyển 2 (2011), (di vật thực quản), bệnh học tai-mũi-họng, Nhà xuất bản y học chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, trang 389 -398. Võ Tấn (1993), Tai mũi họng thực hành , Nhà xuất bản y học chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, trang 227- 235. Phạm Thị Hoài Thanh, Nguyễn Thị Ngọc Dung và công sự (1999), Tình hình dị vật đường ăn tại Trung tâm Tai mũi họng từ 1/1999- 12/1997, Hội nghị lần thứ X Hội Tai mũi họng Việt Nam, Đà Nẵng trang 269-274.Tiếng anh Al-Qudah A, Daradken S, Abu-khalaf M (1998) Éophageal fỏegn bodies Ẻuopean Joumal of cardio-thioraccic Surgery, 13,pp.494-499. Bernard R. marsh – Foreign Bodies in the air and food passages- Advances inotolaryngology – Head and Neck Surgery Vol. 6. Mosby – Year Book Inc 1992. P. 115 – 145. Gabriel F Tuccker Jr- Foreign bodies in the air and food passages – Padiatric. Otolaryngology Vol 2. W. B. Saunders Company – Philadenphia – London-Toronto 1972, P. 1234 – 1270. Stenson K., Gruber B. (1993). Ingestion of caustic cosmetic Products. Otolaryngol Oto 101: 1211.

  • Nghiên cứu khoa học - lĩnh vực mũi nhọn ở tỉnh Kiên Giang

    Đăng ngày: 2018-04-16

    Trong thời đại ngày nay khi khoa học đã và đang phát triển như vũ bão thì nghiên cứu khoa học (NCKH) trở thành một vấn đề cấp thiết của mọi ngành, trong đó có ngành Y tế. Nhờ nghiên cứu khoa học mà các phát minh vĩ đại được ra đời và ứng dụng vào thực tiễn làm thay đổi lớn lao bộ mặt của xã hội loài người. Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang trong lĩnh vực này đã có nhiều thành tựu vượt bậc

  • Rà soát, tăng cường đảm bảo an toàn thông tin trên môi trường mạng

    Đăng ngày: 2018-04-16

    Hiện nay, việc đảm bảo an toàn thông tin là yêu cầu hết sức quan trọng, đặt biệt là các thông tin lưu trữ, truyền đưa trên môi trường mạng. nhằm hạn chế các sự cố mất an toàn thông tin và tăng cường bảo vệ an ninh, an toàn hệ thống mạng thông tin quốc gia, Cục Công nghệ thông tin kính đề nghị các đơn vị thực hiện các hoạt động sau:

  • KHÁM CHỮA BỆNH VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA CÁC BỆNH VIỆN KIÊN GIANG NĂM 2009

    Đăng ngày: 2018-04-16

    Năm 2009, ngành Y tế Kiên Giang đã phải đối mặt với những khó khăn, thử thách lớn, đó là tình hình dịch bệnh phát triển phức tạp, tỷ lệ mắc sốt xuất huyết gia tăng với chủng gây sốc và tổn thương nặng trên đa cơ quan dịch cúm A (H1N1) là loại dịch mới du nhập vào Việt Nam… nhiều bệnh viện trong tỉnh sửa chữa, xây mới, thay đổi nhân sự, cùng với sự suy thoái kinh tế toàn cầu cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức, chăm sóc sức khỏe người dân.

EMC Đã kết nối EMC